Máy bộ đàm 52 năm tuổi này đã tạo bước ngoặt cho Nintendo trong ngành công nghiệp đồ chơi điện tử

Được gọi là "Transceiver Companion" hay "Companion", đây là một trong những món đồ chơi điện tử đầu tiên được Nintendo bán ra.

Máy bộ đàm 52 năm tuổi này đã tạo bước ngoặt cho Nintendo trong ngành công nghiệp đồ chơi điện tử

Được gọi là "Transceiver Companion" hay "Companion", đây là một trong những món đồ chơi điện tử đầu tiên được Nintendo bán ra.

Có lịch sử lâu dài hơn 100 năm, Nintendo đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm từ bài giấy, LEGO cho tới game trên nhiều hệ máy.

Không phải ai cũng biết rằng, trong quá khứ Nintendo đã từng hợp tác với hãng Sharp để sản xuất đồ chơi điện tử. Sản phẩm quan trọng nhất trong thời điểm đó có lẽ là chiếc bộ đàm Transceiver Companion hay Companion, đánh dấu những bước phát triển đầu tiên của Nintendo trong ngành công nghiệp đồ chơi.

Trong ảnh chính là hộp bộ đàm đồ chơi Nintendo Companion (コンパニオン), được sản xuất vào cuối năm 1965, đầu 1966.

Hiện tại, trên Internet có rất ít thông tin về loại bộ đàm này. Trên thực tế, gần như chỉ có một bài viết duy nhất về bộ đàm Companion trên blog tiếng Pháp của nhà nghiên cứu Florent Gorges.

Vào năm 1965, bộ đàm đã dần trở nên phổ biến ở các nước phát triển. Ban đầu, bộ đàm được phát minh bởi Motorola, dành riêng cho quân đội Mỹ sử dụng trong Thế chiến II. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, bộ đàm được coi như một món đồ chơi "high-tech".

Thời kỳ đó, bộ đàm đồ chơi Companion không phải ý tưởng gì đó quá mới lạ. Tuy nhiên, đây là là thị trường mới đầy hứa hẹn của Nintendo, có thể coi là bước ngoặt vì trước đó họ chỉ sản xuất thẻ bài truyền thống.

Hộp bộ đàm Companion có thiết kế khá trang nhã, cho chúng ta cảm giác đây là một thiết bị điện tử được đầu tư nghiêm túc. Ảnh 2 đứa trẻ cầm bộ đàm với khuôn mặt hớn hở đã cho chúng ta biết đối tượng khách hàng là ai.

Ở Nhật Bản, bộ đàm thường được gọi là 'transceiver' (thiết bị thu phát, tiếng Nhật:トランシーバー). Tên đầy đủ của món đồ chơi này là transceiver Companion.

Dòng chữ trên cạnh hộp cho biết: "Đây là một phương tiện liên lạc sử dụng linh kiện bán dẫn, có ăng-ten rút, kèm theo pin".

Tên tiếng Nhật của công ty Nintendo (任天堂 株式会社) cũng được in trên hộp.

Bộ đàm Companion là một trong những món đồ chơi đầu tiên của Nintendo; Trên vỏ hộp còn có cả biểu tượng chữ "N" bên trong biểu tượng "Ace of Spades" (át bích), Nintendo đã sử dụng biểu tượng này trong những năm 1950 - 1960.

Vào thời điểm đó, Nintendo chưa có đủ kỹ thuật và năng lực để sản xuất ra loại đồ chơi bộ đàm này

Companion là kết quả của sự hợp tác giữa Nintendo và công ty TNHH Công nghiệp điện Hayakawa. Hayakawa Electric nổi tiếng với thương hiệu Sharp nổi tiếng thế giới hiện giờ.

Theo những gì được ghi chép lại, đây là sự hợp tác đầu tiên giữa Nintendo và Sharp. Hai công ty tiếp tục là đối tác; một vài năm sau Sharp cung cấp cảm biến ánh sáng cho các trò chơi sử dụng súng Kousenjuu, sản xuất các phiên bản "điện tử 4 nút" được cấp phép như Famicom và Super Famicom cho Nintendo.

Có thể nói, nếu không có sự hậu thuẫn của Sharp khi xưa, Nintendo đã không có vị trí như ngày hôm nay.

Không ai biết rõ giá bán lẻ cũng như số lượng bộ đàm Companion được sản xuất khi đó. Sự khan hiếm của món đồ này cho thấy, nó không được sản xuất đại trà.

Giới thiệu như vậy là đủ rồi, giờ hãy "unboxing" hộp bộ đàm Companion:

Hộp bộ đàm Companion gồm 2 chiếc, một xanh một đỏ, đều còn rất mới. Trên thân đều có logo "Companion". Chiếc bộ đàm màu đỏ, vàng, trắng khiến chúng ta liên tưởng ngay đến máy chơi game Famicom.

Khi chưa lắp ăng-ten, bộ đàm Companion dài khoảng 16cm.

Phải đến 20 năm sau, phối màu đỏ, vàng, trắng này mới được đưa vào thiết kế của máy Famicom.

Nút bấm màu đỏ "push to talk" được đặt bên cạnh, phía bên kia là công tắc on/off. Không có nút chỉnh âm lượng.

Đằng sau là logo "át bích" huyền thoại trên thẻ bài của Nintendo. Companion là món đồ chơi duy nhất không phải bài giấy có sự hiện diện của logo này.

Phía dưới nắp lưng là tên của nhà sản xuất, kèm theo logo của Sharp

Logo 'Companion' trên chiếc bộ đàm màu xanh cùng font nhưng là ánh kim bạc.

Khi kéo ăng-ten ra hết cỡ, bộ đàm Companion có tổng dài gần 80cm.

Nắp lưng có thể tháo ra dễ dàng, phù hợp để trẻ nhỏ tự thay pin.

Toàn bộ linh kiện điện tử bên trong, riêng micro và loa đều có logo Sharp.

Mỗi chiếc bộ đàm Companion sử dụng 1 viên pin 9 vôn ('BL-006P').

Đi kèm là hướng dẫn sử dụng chi tiết, từ cách vận hành tới tháo lắp pin.

Đáng ngạc nhiên, cặp bộ đàm Companion này vẫn hoạt động tốt dù đã hơn 50 năm tuổi!

Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin về những món đồ chơi "retro" siêu độc trong các bài viết tiếp theo.

Theo Kotaku