Nguyên lý làm việc của máy bộ đàm và sơ đồ mạch

Nguyên lý hoạt động, làm việc của máy bộ đàm như thế nào và sơ đồ mạch máy bộ đàm ra sao ? sẽ được Kinh Bắc giới thiệu đến các bạn trong bài viết dưới đây.

Nguyên lý hoạt động của máy bộ đàm như thế nào

Bộ đàm là một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống ngày nay nhưng không phải người sử dụng nào cũng hiểu được nguyên lý hoạt động của thiết bị này.

Bộ đàm Kinh Bắc xin được giải thích rõ hơn về máy bộ đàm để quý khách hàng hiểu rõ hơn khi sử dụng thiết bị này.

Bản chất bộ đàm chính là bộ máy thu phát vô tuyến hai chiều liên lạc thoại, bộ đàm dùng để liên lạc thoại giữa một máy với nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến. Điểm nổi bật của máy bộ đàm là luôn có phím "Nhấn để nói" PTT giúp người sử dụng dễ dàng liên lạc tức thì khi cần thiết mà không cần phải thao tác nhiều và mất thời gian như các thiết bị di động khác.

Sóng tần số UHF/VHF

Tiếp theo chúng ta cần phân loại được bộ đàm, có rất nhiều cách để phân loại, Kinh Bắc xin giới thiệu đển quý khách một số cách sau:
- Phân loại theo tần số: bộ đàm gồm có các tần số cơ bản MF/HF, VHF, UHF
- Phân loại theo tính cơ động: bộ đàm cầm tay, bộ đàm lưu động, bộ đàm cố định
- Phân loại theo ứng dụng thực tiễn: bộ đàm trên bộ, bộ đàm hàng hải, bộ đàm hàng không...
- Phân loại theo mức độ kết nối: đơn vùng và đa vùng
- Phân loại theo tính chất công nghệ: hiện nay bộ đàm kỹ thuật số đang chiếm ưu thế và được sử dụng rộng rãi.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu băng tần sóng máy bộ đàm VHF và máy bộ đàm UHF

Các phụ kiện kèm theo của máy bộ đàm:

a) Pin máy bộ đàm

Bộ đàm thường có 3 loại pin cơ bản:

  • Nickel cadmium (Ni-Cd),
  • Nickel metal hydride (Ni-MH)
  • Lithium-Ion (Li-Ion).

Dung lượng mỗi loại pin được đo bàng mAh.

b) Trạm sạc

Ngoài bộ sạc pin kèm theo máy, nhà sản xuất còn cung cấp bộ sạc có thể sạc tới 6 máy cùng một lúc được gọi là Trạm sach. Thiết bị này có một nút bấm để xả hết pin hoàn toàn dùng khi sạc pin loại Ni-Cd và Ni-MH. Quá trình xả hoàn toàn và nạp lại được gọi là "conditioning" và có thể làm tăng thêm tuổi thọ pin .

c) Ăng-ten

Được thiết kế để gửi và nhận các tín hiệu vô tuyến. Khi ăng ten đang nhận nó chuyển đổi sóng điện từ thành dòng điện tần số radio. Khi ăng ten bộ đàm đang gửi nó chuyển đổi dòng điện tần số vô tuyến thành sóng vô tuyến điện.

Hiệu suất ăng ten là một yếu tố quan trọng trong khoảng cách và vùng phủ sóng của các tín hiệu vô tuyến

d) Tổ hợp loa-micro

Thiết bị này có nhiều kiểu và kích cỡ khác nhau gồm một đầu cắm vào cổng âm thanh của bộ đàm và một tổ hợp kẹp vào cổ áo hoặc túi áo của người sử dụng, cho phép người dùng sử dụng thuận tiện và dễ dàng hơn.
Kênh liên lạc:

- Bộ đàm có nhiều kênh tần số như FM, AM có thể thu được nhiều đài khác nhau. Đa số các bộ đàm chuẩn có từ 4 đến 256 kênh tần số khác nhau.

- Kênh tần số rất ưu việt đối với đơn vị sử dụng bộ đàm muốn liên lạc theo nhóm vì mỗi kênh tần số khác nhau cho phép người nghe và nói chuyện trên kênh này sẽ không bị trùng với người nghe và người nói của kênh khác.

Sơ đồ mạch mạch máy bộ dàm 

Cấu tạo máy bộ đàm gồm có 4 bộ phận chính đó là :

so-mach-dong-may-bo-dam

Máy phát :

Đây là bộ phận khuếch đại tín hiệu MIC và tạo tần số dao động sóng mang. Bộ phận này giúp cho tín hiệu truyền đi được rõ hơn, cũng như lọc các tín hiệu bị nhiễu khi thu vào. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ mã hóa tín hiệu truyền đi.

Máy thu :

Bộ phận này có trách nhiệm thu sóng của các bộ đàm khác cùng kênh tín hiệu. Ngoài việc thu sóng thì còn có nhiệm vụ giải mã của tín hiệu.

Chuyển đổi tín hiệu :

Là bộ phận nhận tín hiệu từ bộ phận thu và chuyển đổi thành âm thanh phát ra loa để có thể nghe được. Mặt khác, còn là công cụ để đưa tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện truyền đi trong kênh đàm thoại.

Nguồn điện :

Đây là bộ phận cung cấp năng lượng cho máy có thể hoạt động ổn định trong quá trình đàm thoại giữa các máy với nhau.

Video Nguyên lý làm việc của máy bộ đàm & Sơ đồ mạch máy bộ đàm