Quá trình lịch sử ra đời và quá trình phát triển máy bộ đàm

Cùng KBC tìm hiểu quá trình lịch sử ra đời và quá trình phát triển máy bộ đàm

Cùng KBC tìm hiểu lịch sử ra đời và quá trình phát triển của thiết bị liên lạc máy bộ đàm.
 
 
Ngày nay bộ đàm đã trở nên ngày càng phổ biến, lợi ích to lớn của bộ đàm là không thể phủ nhận, nhất là trong những công việc đặc thù mà chức năng của điện thoại di động không thể đáp ứng được. Các sản phẩm bộ đàm ngày nay với đa dạng các mẫu mã, tích hợp đầy đủ các tính năng đã trở nên quen thuộc với người dùng. Nhưng một trong số các bạn có ai biết hoặc đã tìm hiểu quá trình ra đời và phát triển của chiếc máy bộ đàm như thế nào không? Để hiểu rõ hơn về thiết bị bộ đàm mình đang sử dụng, KBC sẽ chia sẻ cho các bạn tham khảo quá trình phát triển của thiết bị máy bộ đàm trong bài viết dưới đây!
 
Năm 1937, Donal Hings – nhà phát minh người Canada đã tạo ra một hệ thống tín hiệu vô tuyến di động với tên gọi “packset” là tiền thân của máy bộ đàm sau này.
 
Handie-Talkie-SCR536-AM 
 
Đến năm 1940, máy bộ đàm hai chiều mới chính thức được đưa ra khỏi phòng thí nghiệm và sử dụng tại chiến trường. Chính vào năm đó, tập đoàn Galvin đã phát triển sản xuất máy bộ đàm hai chiều cầm tay Handie-Talkie SCR536 AM. Thiết bị này đã nhanh chóng được dùng phổ biến trên các mặt trận trong Thế chiến thứ II. Sau đó 3 năm, tập đoàn Galvin thiết kế máy bộ đàm hai chiều cầm tay FM đầu tiên trên thế giới, mẫu đeo trên vai SCR200 được sử dụng trong quân đội Mỹ. Mặc dù nặng đến 35 pounds (16 kg), nhưng ngày ấy, nó đã là một bước đột phá trong công nghệ liên lạc quân sự.
 
Năm 1962, Motorola giới thiệu máy bộ đàm hai chiều cầm tay Handie-Talkie HT200, thường được gọi là “cục gạch”, chỉ nặng có 33 ounces (935 gm), một bước nhảy vọt lớn so với các mẫu có kích thước lớn trước đây. Kích thước nhỏ gọn đã giúp nó không chỉ là một giải pháp quân sự lý tưởng mà còn thích hợp sử dụng cho các mục đích kinh doanh thương mại.
 
 
Với nhiều lợi ích to lớn như thế, các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được tính năng ưu việt của máy bộ đàm hai chiều và đưa vào sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Máy bộ đàm đã trở nên phổ biến trên thị trường vào những thập kỷ sau đó. Sản phẩm bộ đàm ngày càng đa dạng, giá thành ngày càng cạnh tranh, trong khi tính năng ngày càng được phát triển.
 
Máy bộ đàm cầm tay hai chiều ngày nay nói chung và bộ đàm KBC nói riêng có rất nhiều đặc tính nổi bật như có nhiều kênh đàm thoại, truyền tín hiệu trong vòng bán kính từ 1-8 km, dung lượng pin tới 18 tiếng, quá đủ thời gian hoạt động cho hầu hết các ca làm việc.

Sự phát triển của bộ đàm cầm tay

Các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt và phát triển các tính năng ưu việt của bộ đàm hai chiều và đưa vào sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Máy bộ đàm đã trở nên phổ biên trên thị trường vào những thập kỷ sau đó, giá thành hạ, nhỏ gọn hơn, tính năng ngày càng được phát triển.

Máy bộ đàm cầm tay ngày nay có thể có tới 1000 kênh đàm thoại (Motorola Mototrbo XiR P8260/P8268), truyền tín hiệu trong vòng bán kính từ 1-5 km, dung lượng pin tới 20 tiếng (Kenwood TK-2212, Motorola GP3188, …), quá đủ thời gian hoạt động cho hầu hết các ca làm việc

Từ chiếc bộ đàm vác vai SCR200 FM nặng đến 16kg, khối lượng đó tương đương với 45 chiếc bộ đàm nhỏ gọn hiện nay. Các sản phẩm phổ biến hiện nay như Kenwood TK-2212, Motorola GP328/338, … chỉ nặng vỏn vẹn 300-350g có thể cầm trên tay một cách dễ dàng rất thuận tiện làm việc và di chuyển.

Nguồn gốc của bộ đàm được phát triển từ nhu cầu phục vụ quân sự, nhiều tính năng then chốt về an ninh, bảo mật và độ bền vẫn được duy trì trong chiếc máy bộ đàm thương mại cầm tay ngày nay.

Bộ đàm hơn điện thoại di động ở điểm nào?

Khi bạn cần liên lạc ngay lập tức và yêu cầu tín hiệu thông suốt với không chỉ một người, mà hàng chục hay hàng trăm đồng nghiệp, liên lạc theo nhóm người thì lúc đó điện thoại di động không thể đáp ứng tính năng này, khi đó bạn cần có máy bộ đàm hai chiều. Chính vì thế, máy bộ đàm hai chiều đã nhanh chóng trở thành một công cụ không thể thiếu cho các công việc đặc thù và trong các môi trường kinh doanh đặc thù ngày nay. Các ngành dịch vụ như khách sạn & nhà hàng rất cần đến máy bộ đàm hai chiều để điều hành công việc một cách hiệu quả và giúp nâng cao năng suất. Trong các tình huống khẩn cấp, khi mà mỗi một giây đều quí giá, đội cứu hộ có thể sử dụng máy bộ đàm để thu thập thông tin chi tiết tại nơi có sự cố trước khi kịp đến hiện trường. Các ngành công nghiệp nặng như xây dựng, dầu khí có thể sử dụng máy bộ đàm để đảm bảo cho từng thành viên trong nhóm làm việc được biết một cách chính xác diễn biến và nguyên nhân của các sự việc đang diễn ra.

Ứng dụng rộng rãi

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ngày càng nhiều bộ đàm hai chiều được sử dụng phổ biến trên thị trường, từ các nhà máy sản xuất tới các công trình xây dựng, từ các nhà hàng khách sạn tới các cơ quan chính phủ như Bộ Công An, và thậm chí ở những sự kiện đặc biệt như Hội nghị APEC 2006. Tại sự kiện quan trọng này, ban tổ chức đã dùng máy bộ đàm hiệu suất cao để liên lạc giữa các bộ phận khác nhau, đảm bảo cho sự kiện cấp cao này, với sự tham dự của 19 nguyên thủ quốc gia và 10.000 đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới, được diễn ra suôn sẻ.
Ông Phan Tô Hồng Nam – Phó Tổng Giám đốc, Công ty An ninh Long Hải cho biết: “Chúng tôi rất hài lòng với năng suất cao và tính kinh tế của máy bộ đàm Kenwood. Với thiết kế nhỏ gọn, hiệu quả, có độ bền cao, tuổi thọ pin lâu và bảo hành dài hạn, chúng đã tạo ra sự khác biệt giữa máy bộ đàm hai chiều của Kenwood với các sản phẩm bộ đàm hai chiều khác trên thị trường”.

Ông Nguyễn Tuấn Hùng – Trưởng phòng An ninh, khách sạn Sheraton Hà Nội cho biết: “Máy bộ đàm của Motorola và Kenwood đều rất đáng tin cậy, kết nối nhanh chóng và thông suốt, giúp chúng tôi phục vụ khách hàng của mình tốt hơn”.

Hy vọng với những gì mà KBC tổng hợp và chia sẻ ở trên thì các bạn đã hiểu hơn về lịch sử phát triển của chiếc bộ đàm. Nếu còn thắc mắc gì về bộ đàm, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất!