Tìm hiểu cách kết nối 2 bộ đàm với nhau đơn giản tự làm tại nhà

Cách nào để kết nối 2 máy bộ đàm hoặc các máy bộ đàm có thể liên lạc với nhau? Cùng Kinh Bắc tìm hiểu nhé!

Cách nào để kết nối 2 máy bộ đàm hoặc các máy bộ đàm có thể liên lạc với nhau? Cùng Kinh Bắc tìm hiểu nhé!

Một câu hỏi thường được nhiều khách hàng sử dụng bộ đàm liên lạc hỏi đó là “Làm thế nào để tất cả các máy bộ đàm làm việc cùng nhau?”, Ví dụ như máy bộ đàm của các dòng loại khác nhau hoặc thậm chí các thương hiệu khác nhau muốn liên lạc với nhau thì phải làm thế nào? Hôm nay Kinh Bắc sẽ cùng các bạn thảo luận về câu hỏi đó trong bài viết này.

Trước khi chúng tôi mang đến cho bạn câu trả lời cho câu hỏi này, bạn cần phải có một sự hiểu biết cơ bản về phương thức hoạt động của máy bộ đàm, tại sao các máy bộ đàm liên lạc với nhau? Tất cả các máy bộ đàm đều truyền tín hiệu radio trên một tần số cụ thể. Nếu bạn muốn giao tiếp, liên lạc với một hoặc nhiều thiết bị bộ đàm khác thì thiết bị của bạn và các thiết bị này phải được điều chỉnh để cùng tần số.

Tại Việt Nam, người tiêu dùng thường ít quan tâm tới việc bộ đàm của mình sử dụng tần số bao nhiêu. Họ chỉ quan tâm là có thể liên lạc được với bộ đàm khác khi cần là được. Thông thường bộ đàm sử dụng rộng rãi trên thị trường thường sử dụng dải tần số UHF (400-470MHz) và VHF (136 – 174 MHz). Tùy thuộc vào môi trường sử dụng mà chúng ta lựa chọn bộ đàm phù hợp. Ngoài những dải tần số được sử dụng rộng rãi ra thì còn một vài dải tần số được sử dụng với mục đích riêng biệt như là dùng trong lĩnh vực an ninh, quân sự.. tránh bị trùng với dải tần số công cộng để hạn chế việc rò rỉ thông tin tuyệt mật.

>>> Tìm hiểu băng tần sóng máy bộ đàm VHF và máy bộ đàm UHF

Vậy làm thế nào để tất cả các máy bộ đàm làm việc cùng nhau?

Trong lý thuyết tất cả các thiết bị bộ đàm cầm tay có thể giao tiếp với nhau nếu chúng hoạt động trên cùng một tần số, chủng loại và thương hiệu không phải vấn đề. Điều này đúng cho máy bộ đàm nhắm vào người tiêu dùng và người sử dụng với mục đích thông thường. Nhưng bạn không nên mong đợi điều này với những trường hợp bộ đàm sử dụng cho mục đích thương mại riêng và yêu cầu cực kỳ bảo mật thông tin như lĩnh vực quân sự, an ninh.. Những bộ đàm an ninh quân sự này chỉ dành riêng cho người trong ngành, tuyệt đối người dân không được tự ý cài đặt sử dụng bộ đàm trong dải tần số này.

Máy bộ đàm nhắm vào người tiêu dùng sử dụng một bộ tiêu chuẩn của tần số, hoặc FRS, GMRS hoặc kết hợp cả hai. Tất cả các bộ đàm hỗ trợ FRS hoặc GMRS sử dụng tần số Analogue vì vậy chúng có thể tương thích với nhau. Nếu bạn sử dụng các thiết bị trên cùng một kênh tần số riêng, bạn sẽ có thể liên lạc trao đổi giữa các thiết bị. Như đã nói trước đây, những bộ đàm thương mại, mục đích sử dụng riêng thì không phải là đơn giản như vậy

Để bắt đầu, những bộ đàm này có thể sử dụng các loại tần số khác nhau, ví dụ VHF, UHF và có tần số không nằm trong dải tần số liên lạc thông dụng. Vì vậy, điều đầu tiên bạn phải kiểm tra tần số đang sử dụng của những thiết bị này. Nếu bạn muốn sử dụng những máy bộ đàm của những dòng loại hoặc thương hiệu khác nhau với nhau là thì tất cả chúng phải hoạt động trên cùng một loại tần số. Còn nếu không, bạn sẽ không thể sử dụng chúng để trao đổi liên lạc với nhau được.

Hơn nữa, ngày nay nhiều công ty, cửa hàng bán bộ đàm cũng thường xuyên hỗ trợ khách hàng cài đặt tần số, tùy chỉnh tần số bộ đàm phù hợp để sử dụng. Vì vậy, ngay cả trong trường hợp chiếc bộ đàm của bạn đang sử dụng cùng một loại với những chiếc khác thì cũng có thể không thể giao tiếp với nhau được vì chúng có thể đã được tùy chỉnh tần số trước đó.

Cài đặt tần số thông qua phần mềm PC. Vì vậy, nếu bạn muốn mua một chiếc bộ đàm mới của Kinh Bắc hay bất cứ hãng nào để sử dụng với các sản phẩm bộ đàm bạn đã sở hữu nhưng bạn không chắc chắn chúng có thể làm việc với nhau hay không thì đừng lo. Những nhân viên kỹ thuật của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn cài đặt tần số máy bộ đàm miễn phí để chúng có thể làm việc với nhau dễ dàng.