BỘ ĐÀM BẮT SÓNG ĐƯỢC BAO XA? CÁCH TĂNG CỰ LY LIÊN LẠC

Khả năng liên lạc của máy bộ đàm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công suất phát, tần số sử dụng, địa hình, dò sóng bộ đàm và môi trường xung quanh. Vậy bộ đàm bắt sóng được bao xa? Trong bài viết này, Hãy cùng Bộ Đàm Kinh Bắc khám phá chi tiết phạm vi liên lạc của máy bộ đàm để lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu liên lạc của bạn.

bộ đàm bắt sóng được bao xa

1. Giới thiệu chung về bộ đàm

Bộ đàm là thiết bị liên lạc vô tuyến không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực ngành nghề hiện nay, từ an ninh, cứu hộ, đến xây dựng và các hoạt động sự kiện.

Khả năng liên lạc của máy bộ đàm vượt trội nhờ vào khả năng bắt sóng qua khoảng cách xa mà không cần đến hạ tầng mạng di động hay Internet. Tuy nhiên, phạm vi liên lạc của mỗi loại bộ đàm không giống nhau. Để hiểu rõ về điều này, chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách phát sóng sau đây.

Giới thiệu chung về bộ đàm

Giới thiệu chung về bộ đàm

2. Bộ đàm bắt sóng được bao xa? Phạm vi phát sóng của các loại bộ đàm

Phạm vi bắt sóng của các loại máy bộ đàm là khác nhau, có loại sẽ phát sóng từ 2-5km nhưng lại có loại sẽ phát đến hàng chục km. Vì thế, hãy tìm hiểu khả năng bắt sóng cụ thể của từng loại bộ đàm sau đây:

Phạm vi phát sóng của các loại bộ đàm

Phạm vi phát sóng của các loại bộ đàm

2.1 Bộ đàm cầm tay

Bộ đàm cầm tay là những loại bộ đàm thường có công suất 5W, với phạm vi phát sóng từ 2 đến 5km trong điều kiện môi trường mở (những khu vực có ít vật cản). Loại bộ đàm cầm tay sẽ phù hợp với các ngành nghề như bảo vệ, nhà hàng, khách sạn, hoặc các sự kiện nhỏ, nơi mà yêu cầu liên lạc trong phạm vi hạn chế.

Tuy nhiên, hiện nay đã có các loại máy bộ đàm 3G và 4G, đây là thiết bị truyền âm thanh có kết nối với sóng di động 3G/4G vì thế sẽ không bị giới hạn khoảng cách hay vị trí địa lý nào và có khả năng phát sóng từ 10-10.000 km.

Bộ đàm cầm tay KBC PT-7000

Bộ đàm cầm tay KBC PT-7000

2.2 Bộ đàm di động

Bộ đàm di động là những loại bộ đàm thường được lắp đặt trên xe ô tô hoặc các phương tiện di chuyển, có công suất lớn hơn, từ 25W đến 50W, và phạm vi liên lạc có thể lên tới 20-30 km. Đây là thiết bị lý tưởng cho những ngành như vận tải, cứu hộ, hoặc giám sát từ xa.

Loại bộ đàm di động

Loại bộ đàm di động

2.3 Bộ đàm cố định

Bộ đàm cố định là các loại thiết bị với công suất từ 50W trở lên và được lắp đặt với ăng-ten cao, có phạm vi phát sóng lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm km. Loại bộ đàm cố định thường được sử dụng trong các trung tâm điều hành, trạm phát sóng lớn hoặc các cơ quan cứu hộ để dễ dàng hơn trong việc liên lạc.

Bộ đàm cố định

Loại bộ đàm cố định

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát sóng của bộ đàm

Các loại máy bộ đàm sẽ có các khả năng phát sóng và dò sóng bộ đàm khác nhau tùy vào từng hãng. Tuy nhiên, khả năng phát sóng của chúng còn bị giới hạn bởi một số yếu tác động đến, một số yếu tố chính bao gồm: 

3.1 Công suất phát của bộ đàm

Khi sử dụng các loại máy bộ đàm, bạn cần phải chú ý đến công suất phát của chúng bởi vì công suất phát là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến phạm vi liên lạc. Công suất càng cao, khả năng truyền tín hiệu càng xa. 

Thông thường, các bộ đàm sẽ có công suất từ 5W dành cho các loại cầm tay cho đến hơn 50W là những loại bộ đàm cố định có gắn ăng-ten, trong đó các bộ đàm công suất thấp thường có phạm vi ngắn, phù hợp với môi trường nội bộ, còn bộ đàm công suất cao được dùng trong những khu vực rộng lớn hơn.

Công suất phát của bộ đàm

Công suất phát của bộ đàm

3.2 Địa hình và môi trường

Địa hình và môi trường xung quanh là một trong các yếu tố làm ảnh hưởng lớn đến phạm vi phát sóng của máy bộ đàm. Nếu sử dụng bộ đàm ở những khu vực có nhiều vật cản như tòa nhà cao tầng, rừng núi, hoặc nhà máy, tín hiệu sẽ bị giới hạn. Ngược lại, trong môi trường thoáng đãng như trên biển hoặc các vùng đồng bằng, tín hiệu có thể phát xa hơn nhiều.

3.3 Duy trì pin ở trạng thái tốt nhất

Một yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua là pin của bộ đàm. Khi pin yếu, khả năng phát tín hiệu sẽ giảm đi đáng kể. Do đó, bạn cần đảm bảo pin của bộ đàm luôn ở trạng thái tốt nhất, sạc đầy trước khi sử dụng và kiểm tra thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến cự ly liên lạc.

Luôn duy trì pin ở trạng thái tốt nhất

Luôn duy trì pin ở trạng thái tốt nhất

3.4 Tránh các khu vực nhiễu sóng

Sóng điện từ từ các thiết bị khác như điện thoại di động, mạng Wi-Fi, hoặc các thiết bị phát sóng vô tuyến khác có thể gây nhiễu tín hiệu bộ đàm. Khi sử dụng bộ đàm, tránh đứng gần các nguồn phát sóng mạnh để giảm thiểu sự can thiệp và tăng cự ly liên lạc.

Tránh các khu vực nhiễu sóng

Tránh các khu vực nhiễu sóng

3.5 Tần số sử dụng

Bộ đàm sử dụng sẽ có các dải tần số khác nhau như MF/HF, VHF và UHF. Bộ đàm UHF (430-470Mhz) có khả năng xuyên tường tốt hơn, phù hợp với môi trường đô thị, trong khi bộ đàm VHF (136-174Mhz) hoạt động tốt hơn trong môi trường không có vật cản, như ở vùng ngoại ô hoặc khu vực nông thôn.

Trong khi đó, bộ đàm HF/MF thường được sử dụng trong hàng không và hàng hải với khả năng liên lạc ở khoảng cách xa, thường lên đến hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn km. 

Tần suất phát sóng của bộ đàm

Tần suất phát sóng của bộ đàm

4. Cách tăng cự ly liên lạc của bộ đàm 

Việc sử dụng máy bộ đàm trong một số trường hợp có thể sẽ bị gặp hạn chế về cự ly liên lạc, đặc biệt là khi hoạt động trong môi trường có nhiều vật cản hoặc địa hình phức tạp như đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, có nhiều cách để tăng cự ly liên lạc của bộ đàm cầm tay, giúp bạn tối ưu hiệu quả liên lạc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Dưới đây là một số cách tăng cự ly liên lạc của máy bộ đàm:

4.1 Sử dụng Ăng-ten cao cấp hơn

Ăng-ten là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát sóng của bộ đàm. Việc thay thế Ăng-ten mặc định bằng một Ăng-ten có chất lượng tốt hơn hoặc Ăng-ten dài hơn sẽ giúp tín hiệu truyền xa và ổn định hơn. 

Một số loại anten cao cấp như Nagoya NA-771 hoặc Ăng-ten Diamond RH-795, những loại Ăng-ten này có khả năng bắt sóng ở nhiều dải tần từ VHF đến UHF, có thể giúp tăng cự ly liên lạc lên đến 20-30% so với Ăng-ten tiêu chuẩn.

Sử dụng các loại ăng-ten phù hợp

Sử dụng các loại ăng-ten phù hợp

4.2 Tăng độ cao của thiết bị

Việc sử dụng bộ đàm ở vị trí cao hơn, chẳng hạn như trên đỉnh đồi, tòa nhà hoặc bất kỳ khu vực cao nào, có thể giúp tín hiệu không bị cản trở bởi địa hình và vật thể xung quanh, tăng khả năng thu phát sóng. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ áp dụng cho các loại bộ đàm lưu động và bộ đàm cố định thì sẽ hiệu quả hơn khi liên lạc trong môi trường mở hoặc trong các khu vực có địa hình phức tạp.

4.3 Sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu (Repeater)

Bộ khuếch đại tín hiệu, hay còn gọi là repeater, là thiết bị trung gian giúp tăng cường tín hiệu giữa hai bộ đàm. Repeater thường được lắp đặt tại các vị trí cao hoặc trung tâm để mở rộng phạm vi liên lạc. Thiết bị này đặc biệt hữu ích trong các khu vực rộng lớn như công trường xây dựng, khu công nghiệp, hoặc các vùng nông thôn.

Sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu

Sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu

4.4 Dò sóng bộ đàm

Dò sóng bộ đàm là quá trình tìm và kết nối với tần số phù hợp để liên lạc hiệu quả. Các bước chính bao gồm:

  • Xác định tần số được cấp phép: Đảm bảo bạn sử dụng tần số đúng theo quy định.
  • Chuyển sang chế độ dò tần số: Sử dụng chế độ dò tự động hoặc thủ công trên bộ đàm để tìm tần số khả dụng.
  • Dò tự động: Bộ đàm sẽ tự động dừng tại tần số có tín hiệu. Phương pháp này nhanh nhưng có thể gặp nhiễu.
  • Dò thủ công: Điều chỉnh tần số từng bước để chọn chính xác tần số mong muốn.
  • Điều chỉnh công suất: Chọn công suất phát sóng phù hợp với khoảng cách và điều kiện sử dụng.
  • Kiểm tra tín hiệu: Thực hiện cuộc gọi thử để đảm bảo tín hiệu rõ ràng sau khi dò tần số.

5. Giới thiệu nhà cung cấp máy bộ đàm uy tín và chất lượng

Kinh Bắc KBC: Đại lý phân phối bộ đàm chính hãng

Kinh Bắc KBC: Đại lý phân phối bộ đàm chính hãng

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ KBC VIỆT NAM - BỘ ĐÀM KINH BẮC tự hào là đơn vị cung cấp bộ đàm chính hãng với thương hiệu riêng KBC, được thiết kế và sản xuất hợp tác cùng dây chuyền sản xuất hàng đầu tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phân phối các sản phẩm bộ đàm chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng khác như Motorola, Icom, Kenwood,… đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong nhiều lĩnh vực.

Là một đơn vị kinh doanh có hơn 10 năm hoạt động trong phân phối bộ đàm, chúng tôi cam kết cung các sản phẩm chất lượng cùng với các chính sách bảo hành và đổi trả linh động, tự tin đem đến cho khách hàng sự an tâm khi sử dụng sản phẩm.

>>> Xem chi tiết về chính sách đổi trả của Bộ Đàm Kinh Bắc tại đây.

6. Tổng kết

KBC Việt Nam - Bộ Đàm Kinh Bắc hy vọng rằng qua bài viết Bộ đàm phát sóng được bao xa đã giúp cho các bạn có những thông tin hữu ích về cự ly phát sóng của các loại bộ đàm cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát sóng.