BỘ ĐÀM LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Máy bộ đàm là thiết bị liên lạc tầm ngắn rất được ưa chuộng sử dụng trong công việc hiện nay. Qua bài viết này, KBC Việt Nam - Bộ Đàm Kinh Bắc sẽ cùng bạn khám phá về máy bộ đàm là gì? Cấu tạo của nó và nguyên lý hoạt động. Hãy cùng tìm hiểu để nắm bắt những thông tin hữu ích về thiết bị này nhé.
1. Máy bộ đàm là gì?
Máy bộ đàm là một thiết bị liên lạc tầm ngắn, cho phép người dùng trao đổi thông tin qua sóng vô tuyến hai chiều mà không cần đến mạng di động hay kết nối Internet. Máy bộ đàm cho phép người dùng liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần phải thông qua một hệ thống trung gian.
Thông thường, máy bộ đàm được sử dụng trong các hoạt động ngoài trời như tổ chức sự kiện, nhà hàng hoặc trong các ngành công nghiệp yêu cầu liên lạc nhanh chóng và hiệu quả như xây dựng, cứu hộ, và an ninh, v.v.
Máy bộ đàm là gì?
2. Các thương hiệu có bộ đàm chất lượng hiện nay
Với nhiều loại máy bộ đàm khác nhau trên thị trường hiện nay, người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Một số hãng bộ đàm chất lượng có thể kể đến như Bộ đàm KBC, bộ đàm Kenwood, Motorola, ICOM, Feidaxin, v.v. Với sự đa dạng các loại bộ đàm trên thị trường sẽ giúp đáp ứng được nhu cầu khách hàng hơn trong việc liên lạc.
Một số loại bộ đàm phổ biến
>>> Xem thêm: Các loại bộ đàm KBC chính hãng
3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bộ đàm
3.1 Cấu tạo của máy bộ đàm
Đa số cấu tạo của các loại máy bộ đàm hiện nay bao gồm 4 bộ phận chính: máy thu, máy phát, bộ chuyển đổi tín hiệu và bộ nguồn điện. Hãy cùng tìm hiểu từng bộ phận chính của máy bộ đàm sau đây:
- Máy thu (Receiver): Đây là bộ phận nhận các tín hiệu vô tuyến và chuyển đổi chúng thành âm thanh, là bộ phận cho phép người dùng nghe được thông tin từ người phát.
Ví dụ để hình dung rõ hơn là khi một tín hiệu được gửi đi, máy thu sẽ tiếp nhận sóng vô tuyến và sử dụng bộ lọc để loại bỏ các tín hiệu không mong muốn. Sau đó, nó chuyển đổi tín hiệu điện thành âm thanh thông qua loa, giúp người dùng nghe rõ nội dung cuộc trò chuyện.
- Máy phát (Transmitter): Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển đổi âm thanh từ microphone thành các tín hiệu vô tuyến để gửi đi.
Ví dụ: Khi người dùng nói vào microphone, máy phát sẽ chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được điều chỉnh tần số và khuếch đại trước khi phát ra qua Antenna (Ăng-ten). Việc này đảm bảo tín hiệu sẽ được truyền đi một cách rõ ràng và mạnh mẽ.
- Bộ chuyển đổi tín hiệu (Signal Converter): Bộ chuyển đổi tín hiệu là việc giúp chuyển đổi giữa tín hiệu âm thanh và tín hiệu điện.
Ví dụ: Bộ phận này sẽ bao gồm các mạch điện tử giúp xử lý và điều chỉnh tín hiệu trước khi truyền đi hoặc sau khi nhận. Bộ chuyển đổi này đảm bảo rằng tín hiệu không bị suy giảm trong quá trình truyền tải, giữ cho chất lượng âm thanh luôn tốt nhất.
- Bộ nguồn (Power Supply): Đây là bộ phận dùng để cung cấp năng lượng cho tất cả các bộ phận của máy bộ đàm hoạt động.
Ví dụ để hình dung rõ hơn: Bộ nguồn có thể là pin sạc hoặc pin khô, và thời gian sử dụng sẽ phụ thuộc vào dung lượng của pin cũng như tần suất sử dụng. Một số máy bộ đàm còn có bộ nguồn có thể kết nối trực tiếp với nguồn điện, giúp sử dụng lâu dài trong các trạm phát.
Cấu tạo của máy bộ đàm
3.2 Nguyên lý hoạt động của máy bộ đàm
Máy bộ đàm hoạt động liên tục thông qua quy trình ghi âm bởi mic, chuyển đổi phát, nhận và chuyển đổi tín hiệu nhờ nguyên lý của sóng vô tuyến.
Khi sóng radio đến máy thu, chúng sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện và truyền đến loa. Tín hiệu này trải qua một quá trình xử lý để loại bỏ các tạp âm và nhiễu, nhằm mang lại âm thanh trong trẻo và rõ nét cho người nghe.
Máy bộ đàm có khả năng kết nối linh hoạt, cho phép cuộc trò chuyện trực tiếp giữa hai người với nhau hoặc kết nối nhiều thiết bị cùng lúc trên cùng một dải tần số. Người nói nhấn nút PTT (Push-To-Talk) để bắt đầu nói, kết thúc bằng từ "over" để thông báo đã nói xong, sau đó nhả nút để chuyển sang chế độ nghe.
Nguyên lý hoạt động của máy bộ dàm
4. Phân loại và so sánh các bộ đàm hiện nay
Hiện nay, chúng ta có thể phân loại các bộ đam theo các cách:
- Phân loại theo tần số: MF/HF, VHF, UHF.
- Phân loại theo tính cơ động: Cầm tay, lưu động, trạm cố định.
- Phân loại theo mức độ kết nối: Trung kế và thông thường, đơn vùng và đa vùng.
- Phân loại theo công nghệ: Gồm các dòng Analog, kỹ thuật số, 3G và 4G.
Phân loại theo chức năng máy bộ đàm:
- Máy bộ đàm cầm tay: Đây là loại bộ đàm thông dụng hiện nay, người dùng có thể cầm và di chuyển trong lúc sử dụng. Phù hợp cho các tình huống khẩn cấp bởi chúng phát đi với tần số UHF từ 400-512 MHz hoặc VHF từ 136 - 174 MHz.
- Máy bộ đàm lưu động: Đây là bộ đàm thường được sử dùng trong các phương tiện lưu động như là xe hơi hoặc taxi, xe tải, tàu thuyền,... thường có công suất mạnh từ 25W đến 60W và khả năng phát sóng xa.
- Máy bộ đàm cố định: Đây là loại bộ đàm thường được lắp đặt tại các trạm, có công suất trên 40W và có ăng ten được lắp được trên cao. Bộ đàm này được sử dụng trong các văn phòng, trạm kiểm soát, hoặc trong các tổ chức lớn để quản lý và điều phối công việc.
Phân loại các bộ đàm
So sánh công dụng của các loại bộ đàm hiện nay:
Loại bộ đàm | Đặc điểm | Ưu điểm | Nhược điểm |
Máy bộ đàm cầm tay | Nhỏ gọn, tiện ích, dễ dàng mang theo. Sử dụng âm thanh dưới tần số UHF từ 400-512 MHz và VHF từ 136 - 174 MHz. | Tiện lợi, phù hợp cho nhiều hoạt động và ngành nghề. | Công suất thấp, khả năng phát sóng còn hạn chế. |
Máy bộ đàm lưu động | Sử dụng trong các phương tiện lưu động. | Công suất mạnh 25W đến 60W, khả năng phát sóng xa. | Cần lắp đặt, sẽ không có tính di động khi không ở trong các phương tiện. |
Máy bộ đàm cố định | Thường được lắp tại một địa điểm cố định. | Công suất lớn trên 40W, ổn định. | Không có tính di động, chỉ được dùng tại một địa điểm. |
5. Một số các lưu ý khi sử dụng bộ đàm
Bộ đàm mang lại nhiều sự tiện lợi và hiệu quả cho người sử dụng, tuy nhiên để có thể sử dụng bộ máy liên lạc một cách tối ưu cần phải lưu ý một số các đặc điểm sau:
- Hạn chế va đập và tiếp xúc với nước
Bộ đàm thường là bộ phận có nhiều linh kiện bên trong bao gồm ăng-ten, chip,... Vì thế bạn cần phải hạn chế việc bộ đàm tiếp xúc nhiều với nước và tránh bị va đập để có thể sử dụng bộ đàm một cách tối ưu.
- Thường xuyên kiểm tra, và vệ sinh bộ đàm
Trong các môi trường làm việc, bộ đàm sẽ tiếp xúc với nhiều bụi bẩn hoặc các yếu tố môi trường khác bao gồm độ ẩm và nhiệt độ. Vì thế, người dùng cần kiểm tra, vệ sinh thường xuyên từ bên trong đến bên ngoài máy để mang lại trải nghiệm sử dụng máy một cách tối ưu hơn.
- Bảo quản trong điều kiện thời tiết phù hợp
Bộ đàm cũng giống như các sản phẩm điện tử khác, bộ đàm cần nên đặt ở trọng các điều kiện không gian khô thoáng, mát mẻ, tránh tiếp xúc với điều kiện nóng làm tan chảy các bộ phận bên trong bộ đàm.
- Sạc đầy pin 100% cho ba lần sạc đầu tiên
Lần sạc pin đầu tiên cực kỳ quan trọng tất cả thiết bị điện tử nói chung và máy bộ đàm nói riêng. Việc này sẽ giúp cho pin thích nghi với áp lực điện, từ đó nâng cao tuổi thọ và hiệu suất sử dụng. Khi mới mua về, bạn nên sạc đầy pin qua đêm, và chỉ nên sạc lại khi pin đã giảm xuống khoảng 5-10%. Bên cạnh đó cũng nên tránh sạc qua đêm để duy trì tuổi thọ cho pin, hãy chờ cho pin gần hết mới tiến hành sạc lại.
Một số lưu ý khi sử dụng bộ đàm
>>> Xem thêm: Cách phân biệt bộ đàm KBC thật và giả
6. Giới thiệu nhà cung cấp máy bộ đàm uy tín
Công ty CP Công nghệ KBC Việt Nam - Bộ Đàm Kinh Bắc tự hào là đơn vị cung cấp bộ đàm chính hãng với thương hiệu riêng KBC, được thiết kế và sản xuất hợp tác cùng dây chuyền sản xuất hàng đầu tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phân phối các sản phẩm bộ đàm chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng khác như Motorola, Icom, Kenwood,… đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong nhiều lĩnh vực.
Là một đơn vị kinh doanh có hơn 10 năm hoạt động trong phân phối bộ đàm, chúng tôi cam kết cung các sản phẩm chất lượng cùng với các chính sách bảo hành và đổi trả, tự tin đem đến cho khách hàng sự an tâm khi sử dụng sản phẩm.
>>> Xem chi tiết về chính sách đổi trả của Bộ Đàm Kinh Bắc tại đây