Các tiêu chuẩn đánh giá máy bộ đàm chất lượng tốt
Bộ đàm có những tiêu chuẩn đánh giá như thế nào? Bộ đàm tốt có tính chuyên nghiệp cao phải đáp ứng được tiêu chuẩn Quân đội Mỹ MIL-STD 810 C, D, E, F, hoạt động tốt trong những môi trường khắc nghiệt như mưa ẩm, áp suất thấp, khói bụi, va đập mạnh. Đặc biệt phải đáp ứng tính năng nghe gọi rõ ràng, cự ly liên lạc xa, không bị nhiễu giao thoa, nhiễu sóng âm, không bị nghe lén và đảm bảo thời gian đàm thoại lâu dài.
Hãy cùng Kinh Bắc JSC phân tích từng tính năng của bộ đàm chuyên nghiệp:
Để đạt chuẩn quân đội Mỹ MIL-STD 810 C, D, E, F, máy bộ đàm phải tồn tại được qua 28 lần thử nghiệm liên tục trong các điều kiện khắc nghiệt như hoạt động trong môi trường mưa ẩm, trong môi trường nhiệt độ cao, rung lắc mạnh và rơi từ trên cao xuống.
Sau đây là 8 phương pháp thử thường được nhà sản xuất máy bộ đàm áp dụng và cho ra đời một chiếc máy bộ đàm có độ bền rất cao.
Phương pháp 500.5 – máy bộ đàm hoạt động trong môi trường áp suất thấp:
Đây là phương pháp được thưc hiện trong phòng có áp suất thấp để xác định máy bộ đàm liệu có hoạt động tốt trong những nơi có áp suất thấp và khả năng chịu đựng sự thay đổi áp suất đột ngột.
Phương pháp 501.5 – máy bộ đàm hoạt động trong môi trường Nhiệt độ cao:
Với phương pháp này, việc kiểm tra hiệu suất hoạt động của máy bộ đàm trong môi trường có nhiệt độ cao và độ nhạy của các núm, phím là như thế nào. những bộ đàm không đạt tiêu chuẩn đều bị loại.
Phương pháp 502.5 – máy bộ đàm hoạt động trong môi trường Nhiệt độ thấp:
Tương tự như phương pháp nhiệt độ cao, người ta kiểm tra độ ổn định của hoạt động của máy bộ đàm trong môi trường nhiệt độ thấp.
Phương pháp 506.5 – máy bộ đàm hoạt động trong môi trường Mưa:
Là một hoạt động kiểm tra mức độ ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào lớp vỏ bảo vệ. Khi cung cấp ra ngoài thị trường, máy bộ đàm phải đảm bảo được không bị ngấm nước khi hoạt động trong thời tiết mưa phùn.
Phương pháp 507.5 – máy bộ đàm hoạt động trong môi trường Độ ẩm cao:
Đây là phương pháp để xác định sự kháng cự của thiết bị với độ ẩm không khí bởi độ ẩm có thể gây ra nhiều sự hỏng hóc vật lý và hóa học, làm ảnh hướng đến hiệu năng của thiết bị.
Phương pháp 510.5 – máy bộ đàm hoạt động trong môi trường nhiều Cát và bụi:
Phương pháp này chia làm hai quy trình chính, đó là xác định khả năng chống lại tác động của các hạt bụi có thể xâm nhập qua các vết nứt, đường nứt, khớp và kiểm tra độ bền bỉ của phần thân vỏ thông qua thử nghiệm thổi cát với các hạt cát lớn và sắc nhọn.
Và bộ đàm đảm bảo những hạt cát lớn và sắc nhọn không thể lọt vào bên trong của máy.
Phương pháp 514.6 – máy bộ đàm hoạt động trong môi trường Rung lắc mạnh:
máy bộ đàm sẽ được đặt trong máy rung liên tục theo các chu kì khác nhau và nếu thiết bị vẫn hoạt động bình thường trong thời gian rung lắc đó thì sẽ hoàn thành được yêu cầu.
Phương pháp 516.6 – máy bộ đàm hoạt động trong môi trường Rơi tự do và sốc:
Kiểm tra rơi tự do (sốc) được thực hiện nhằm đảm bảo máy bộ đàm có thể chịu được những cú xóc bất ngờ hoặc rung động thoáng qua, thậm chí còn chịu được độ rơi từ trên cao 20m mà vẫn làm việc bình thường.
Vậy những bộ đàm nào đáp ứng được những tiêu chuẩn trên?
Các sản phẩm máy bộ đàm KBC PT-5000, KBC PT-4000, KBC PT-3000, KBC PT-2000, KBC PT-3500, KBC PT-2500, KBC PT-186, KBC PT-168, KBC PT-U100 do Kinh Bắc thiết kế và phân phối đều đạt được tiêu chuẩn này. Những chiếc bộ đàm này có độ bền cao, kết cấu vững chắc nguyên khối, chịu được va đập mạnh, âm thanh to rõ ràng, truyền tín hiệu với cự ly từ 2-5km.
Sau đây là chi tiết các máy bộ đàm KBC: