Máy bộ đàm chống cháy nổ thế nào mới đạt chuẩn
>>> Xem ngay: Tiêu chuẩn IP của bộ đàm cầm tay là gì
Máy bộ đàm chống cháy nổ là thiết bị chuyên dụng để liên lạc trong các môi trường khắc nghiệt như khai thác xăng dầu, trong các hầm mỏ có các khí dễ cháy nổ,… Bạn có biết chỉ cần một chút sơ xuất nhỏ là có thể gây ra cháy nổ. Đây không chỉ là việc trang bị đơn giản thông thường, mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Để có sự lựa chọn chính xác máy bộ đàm phù hợp với môi trường đang làm việc, bạn nên tham khảo 5 điều cần quan tâm sau:
Tiêu chuẩn chống cháy nổ của máy bộ đàm
Trước đây, các dòng máy bộ đàm chống cháy nổ phổ biến được sản xuất theo tiêu chuẩn FM3610-88 do tổ chức “FM Approved” cấp phép với giấy chứng nhận “Intrinsically Safe” và các nhãn chứng nhận trên sản phẩm. Một số dòng sản phẩm tiêu biểu của hãng Motorola như: GP328IS, GP338IS,…
Nhưng vào cuối năm 2015, chuẩn FM bị ngưng cấp phép. Các tiêu chuẩn chống cháy nổ trong ngành bộ đàm sẽ được thay thế bằng tiêu chuẩn TIA-4950 (Telecommunications Industry Association). Tiêu chuẩn TIA-4950 là tiêu chuẩn của tổ chức UL (Underwriters Laboratories) đưa ra. Với tiêu chuẩn này, sẽ thêm vào các nhóm và các vùng trong hạng mục chống chaý nổ của máy bộ đàm. Sản phẩm tiêu biểu của hãng Motorola là: P6620i.
Song song với 2 tiêu chuẩn chống cháy nổ trên thì cũng có tiêu chuẩn chống cháy nổ ATEX. Đây là dòng tiêu chuẩn khắt khe với các nhóm và hạng mục của bụi và khí mà tiêu chuẩn FM và TIA không đảm bảo. Do tính đặc thù của môi trường sử dụng máy bộ đàm đạt chứng nhận ATEX mà giá cao hơn gấp 2 - 3 lần so với tiêu chuẩn FM và TIA. Các sản phẩm tiêu biểu của Motorola đạt chuẩn này là: P8600, P8608, P8620, P8628, P8660, P8668,…
Tiêu Chuẩn ATEX Về Kiểm Soát Phòng Chống Cháy Nổ
1) Chỉ Dẫn ATEX
Giúp các thiết bị và hệ thống bảo vệ “ATEX” được thương mại tự do trong khối châu Âu – EU bằng cách loại bỏ các thử nghiệm riêng lẻ và tài liệu do mỗi quốc gia thành viên quy định, gồm 02 chỉ dẫn EU quy định về kiểm soát phòng nổ:
Chỉ dẫn 94/9/EC (còn gọi là “ATEX 95″ hay “Chỉ dẫn ATEX thiết bị”) dành cho nhà sản xuất, đề cập tới các thiết bị và hệ thống bảo vệ dự định sử dụng trong khí quyển gây nổ;
Chỉ dẫn 99/92/EC (còn gọi là “ATEX 137″ hay “Chỉ dẫn ATEX khu vực làm việc”) dành cho người sử dụng thiết bị, đề cập tới các yêu cầu tối thiểu về sức khoẻ và an toàn lao động của người vận hành trong rủi ro từ khí quyển gây cháy nổ.
Đạt tiêu chuẩn phòng nổ ATEX 95
Nhóm thiết bị: Nhóm II – hoạt động bề mặt;
Mục thiết bị: Mục 3 – sử dụng trong Vùng 2 và 22:
+ Vùng 2: Chu kỳ xuất hiện của chất gây cháy để gây nổ Khí: Nếu có thì chỉ xuất hiện 1 thời gian ngắn;
+ Vùng 22: Chu kỳ xuất hiện của chất gây cháy để gây nổ Bụi: Nếu có thì chỉ xuất hiện 1 thời gian ngắn.
Mức độ bảo vệ thiết bị EPL: tăng cường an toàn (nâng hệ số);
Giới hạn nhiệt độ bề mặt tối đa trước khi Khí/ Bụi có thể xâm nhập trong trường hợp máy bị lỗi/ hư hỏng: T4 = 135 °C;
Mức bảo vệ động cơ: IP67 (Kín bụi và có thể ngâm tạm thời trong nước trong vòng 30 phút dưới độ sâu 01 mét).
Xác định tiêu chuẩn chống cháy nổ có phù hợp với môi trường làm việc hay không
Sau đây là các nhóm và các hạng mục của 3 tiêu chuẩn chống cháy nổ trên. Hãy xem xét thật kỹ để trang bị máy bộ đàm phù hợp với môi trường mình đang làm việc nhé.
Mức an toàn trong cháy nổ được chứng nhận các thiết bị điện không đủ khả năng phát ra điện năng hay nhiệt năng trong điều kiện vận hành bình thường hay không bình thường gây ra việc phát tia lửa điện trong những môi trường đặc biệt gây nguy hiểm chỉ định trên tem (nhãn) của máy bộ đàm.
Tiêu chuẩn FM: đáp ứng với môi trường sau
Class I: các chất khí, hơi, lỏng dễ cháy nổ
- Nhóm A: Axetylen
- Nhóm B: Hydrogen
- Nhóm C: Ethylene
- Nhóm D: pROPANE
Class II: các loại bụi dễ cháy nổ
- Nhóm E: Kim loại
- Nhóm F: Than
- Nhóm G: Hạt ngũ cốc
Class III: các loại sợi, nhiệt dễ cháy nổ.
Tiêu chuẩn TIA: đáp ứng với môi trường sau
Tiêu chuẩn ATEX: Mình có bài viết nói về tiêu chuẩn này. Bạn vui lòng xem bài viết Tiêu chuẩn chống cháy nổ cho bộ đàm ATEX
Sử dụng máy bộ đàm trên bờ hay trên biển
Ngoài việc tìm hiểu tiêu chuẩn chống cháy nổ phù hợp để đáp ứng công việc. Chúng ta cũng cần lưu ý đến một vài đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm.
Nếu chúng ta sử dụng máy bộ đàm trên bờ, trong các nhà máy thì chúng ta nên sử dụng máy bộ đàm chống cháy nổ của hãng Motorola. Vì băng tần của máy bộ đàm Motorola có thể tùy biến tần số để đáp ứng cự ly và môi trường nhiều vật cản.
Nếu chúng ta sử dụng máy bộ đàm trên tàu thuyền, ngoài khơi thì chúng ta nên sử dụng máy bộ đàm chống cháy nổ của hãng Motorola hoặc hãng Icom. Máy bộ đàm Motorola có thể cài đặt 88 kênh hàng hải + 150 kênh trống để cài đặt riêng. Điều đặc biệt của hãng Motorola là tần số của máy có thể cài đặt nhằm đáp ứng máy có thể sử dụng trên bờ hoặc dưới biển. Riêng máy bộ đàm Icom chống cháy nổ thì tần số chỉ mặc định 88 kênh hàng hải và 6 kênh riêng. Máy bộ đàm chống cháy nổ Icom không thể cài đặt hoặc chỉnh sửa, chỉ có thể sử dụng trên biển.
Nên chọn thương hiệu nào là tốt nhất
Đây cũng chính là điều băn khoăn của rất nhiều khách hàng sử dụng máy bộ đàm. Vì có rất nhiêu, rất nhiều thương hiệu trên thị trường nhưng không biết thương hiệu nào là tốt và phù hợp. Để giải đáp thắc mắc, mình xin đưa ra các tiêu chí để có thể tham khảo như sau:
Về thương hiệu và chất lượng:
Hãng Motorola là thương hiệu của Mỹ, là hãng sản xuất đi tiên phong trong ngành bộ đàm, nhằm phục vụ cho quân đội. Vì vậy tính bảo mật cao, siêu bền, sóng bộ đàm khỏe.
Hãng Icom là thương hiệu ra đời sau được sản xuất tại Nhật. Với tầm nhìn của hãng Icom là cung cấp cho khách hàng thông thường. Vì vậy tính độ bền tương đối, tính bảo mật tương đối, song bộ đàm cũng tương đối.
Hãng Kenwood và một số hãng khác trên thị trường. Với mục tiêu là tốt về giá cả, có thể cạnh tranh với 2 hãng trên. Nên mẫu mã rất đẹp, lúc đầu sử dụng thì sóng rất tốt nhưng sau một thời gian ngắn thì song suy hao đi rõ rệt, chất lượng kém.
Về giá cả: Cũng như đã phân tích về mặt thương hiệu đi kèm với chất lượng thì chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra giá cả của từng hãng. Motorola > Icom > Kenwood & các hãng khác.
Nơi nhập khẩu, cung cấp máy bộ đàm chính hãng và dịch vụ bảo hành
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều công ty cung cấp hàng giả hàng nhái thương hiệu của các hãng gây mất uy tín về chất lượng sản phẩm và danh tiếng của các hãng. Điều đặc biệt là công nghệ Trung Quốc làm hàng giả, hàng nhái ngày càng phát triển. Làm hàng giả rất tinh vi đôi khi người trong ngành nghề cũng khó mà nhận ra. Ngay cả giấy tờ, họ cũng làm giả để chứng minh xuất xứ, nguồn gốc. Các thiết bị này rất rất nguy hiểm vì không được kiểm định chất lượng , rất dễ sinh ra tia lửa điện khi gắn pin vào máy. Các tia lửa này khi tiếp xúc với môi trường đặc thù (khí, gas, xăng, dầu,…) rất dễ gây ra cháy nổ, gây thiệt hại về người và của, gây thiệt hại tinh thần cho những người xung quanh và gia đình. Một số công ty cung cấp hàng giả thiếu đạo đức là Công ty GLink,…
Kinh Bắc JSC cung cấp các loại máy bộ đàm chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng như KBC, Motorola, ICOM, Kenwood,... Chúng tôi là nhà phân phối chính thức của các thương hiệu máy bộ đàm nên đảm bảo hàng chính hãng, có xuất xứ rõ ràng.
------------------------------------------------
Liên hệ:
Công ty Cổ phần Phát triển và Chuyển giao Công nghệ Kinh Bắc
Hotline: 0988 544 355
Website: http://www.kinhbacjsc.vn/ - http://bodamchuyendung.com/