Một số lưu ý khi lựa chọn bộ đàm theo tần số

Hiện nay, ngoài bộ đàm sóng ngắn HF thì bộ đàm còn được ứng dụng nhiều với 2 dải tần số khác nhau đó là dải tần số cao ( được ký hiệu là VHF ) và dải tần cực cao ( hay còn biết đến ký hiệu tắt UHF ). Mỗi loại dải tần HF, UHF hay VHF đều có những ưu điểm nổi bật được ứng dụng nhiều trong quá trình liên lạc để đảm bảo các thiết bị có thể liên lạc được với nhau qua dải tần số.

Tin tức liên quan:

 

bộ đàm sóng ngắn HF

Tần số sóng ngắn HF được thiết lập trong các loại bộ đàm hàng hải được biết đến như thông tin vô tuyến sử dụng dải tần số trung bình hoặc cao. Để liên lạc các thiết bị cần bật tính năng dò sóng bộ đàm để có thể bắt được những sóng tín hiệu cùng tần số đang muốn kết nối hoặc kịp thời thu được tín hiệu kết nối từ thiết bị khác đến máy của mình. Phạm vi sử dụng của loại bộ đàm này có thể lên tới hàng trăm km.

Tham khảo thêm các sản phẩm liên quan:

bộ đàm sóng ngắn HF

Một số lưu ý khi lựa chọn bộ đàm theo tần số

Thực tế thì ứng dụng của các bộ đàm cao cấp sử dụng tần số sóng ngắn HF là bộ đàm xa nhất. Nên khi người dùng có nhu cầu liên lạc tầm xa trên mọi địa hình từ đất liền đến đại dương thì lựa chọn loại bộ đàm này sẽ khá phù hợp. Thực tế loại bộ đàm này đang được các ngư nhân đánh bắt xa bờ sử dụng rất nhiều. Với thiết kế mạnh mẽ cùng tính năng phù hợp với môi trường biển giúp mọi người dùng đều hài lòng khi sử dụng thiết bị bộ đàm HF.

bộ đàm sóng ngắn HF

Loại thứ 2 là bộ đàm VHF – bộ đàm sử dụng dải tần số cao từ 30 Mhz đến 300 Mhz . Đây là mức tần số lý tưởng khi liên lạc ở không gian rộng cùng tầm nhìn xa trên mặt đất lớn và quá trình liên lạc luôn đạt được chất lượng rất tốt ở cự ly gần. Một ưu điểm khi sử dụng loại tần số này là tín hiệu không bị ảnh hưởng từ tầng điện ly nên khá ổn định, không bị ngắt đoạn khi đàm thoại và âm thanh không bị nhiễu sóng.

bộ đàm sóng ngắn HF

Để sử dụng bộ đàm VHF thì người dùng cần lắp đặt thêm đúng loại anten vhf cho thiết bị bộ đàm để có thể thu và phát được tín hiệu trong dải tần số VHF sẵn có. Mặc dù bộ đàm sử dụng tần số VHF không bị ảnh hưởng từ điện từ, thiết bị điện hoặc tạp âm khí quyển hay bức xạ nhiệt nhưng đường truyền trong dải tần VHF lại dễ bị chặn lại trong môi trường nhiều vật cản.

Loại tần số thông dụng cuối cùng là tần số UHF. Đây là mức tần số mà bộ đàm nhật bản cũng như các nước có nền kinh tế phát triển hay dùng ( nơi đó thường tập trung nhiều các khu đô thị sầm uất với nhiều nhà cao tầng ). Mức dải tần hoạt động của tần số UHF nằm trong giới hạn từ 300 đến 3000 Mhz. Với dải tần số cao cùng công suất thu phát mạnh mẽ giúp cho các tín hiệu truyền đi có thể xuyên thấu qua mọi vật cản, nhiều bức tường thông thường.

Những đơn vị sử dụng bộ đàm UHF cần cài tần số bộ đàm riêng biệt để có thể đạt được tính bảo mật cao, tránh được sự nhiễm âm từ nơi khác. tránh bị lẫn các tạp âm trong khi đàm thoại cũng như tránh được sự nghe trộm từ bên ngoài. Với những ưu điểm của bộ đàm UHF thì loại bộ đàm này đã được sử dụng nhiều tại các khu vực đông dân sinh sống, khu chung cư, nơi có nhiều nhà cao tầng, trong hầm mỏ.

Dựa vào đâu để lựa chọn bộ đàm theo tần số? Chúng ta có thể căn cứ vào không gian cũng như môi trường sử dụng ( đặc biệt là cơ sở hạ tầng trong khu vực sử dụng thiết bị bộ đàm ) để cài đặt tần số cho máy bộ đàm phù hợp. Chọn lựa đúng loại tần số sẽ mang đến hiệu quả sử dụng tốt hơn, thông tin được ổn định hơn, từ đó nâng cao chất lượng của quá trình đàm thoại.

Quý khách hàng có băn khoăn thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn giải đáp khi mua bộ đàm cao cấp phù hợp hãy liên hệ ngay tới KBC Việt Nam để được tư vấn giải đáp tốt nhất.