Sau 2 năm thí điểm, taxi truyền thống và công nghệ giờ ra sao?
Sau hơn 2 năm thí điểm, cả taxi truyền thống và công nghệ đều được đánh giá quy mô phát triển nhanh so với nhu cầu.
Sau hơn 2 năm thí điểm, cả taxi truyền thống và công nghệ đều được đánh giá quy mô phát triển nhanh so với nhu cầu.
- Máy bộ đàm hàng hải được ưa chuộng năm 2018
- Máy bộ đàm công suất lớn KBC PT 5000 giá rẻ tại Hà Nội
- Mã hs của máy bộ đàm - HS code VietNam Import & export
Kinh doanh taxi tồn tại nhiều vấn đề
Theo Bộ GTVT, hiện nay, số lượng taxi tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM với quy mô phát triển nhanh so với nhu cầu hiện tại của người dân.
Cụ thể, Hà Nội có 18.629 xe taxi với 88 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh; TP HCM có 10.850 xe với 23 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh.
Các địa phương đã và đang triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch hoạt động vận tải hành khách bằng taxi theo đó sẽ giới hạn việc phát triển hoạt động vận chuyển này phù hợp với tốc độ phát triển về nhu cầu đi lại của người dân.
Cũng theo Bộ này, hiện tại, ngoài sử dụng bộ đàm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe taxi đã ứng dụng phần mềm điều hành.
"Một số đơn vị kinh doanh taxi đã và đang có chiều hướng ngày một phát triển mạnh việc ứng dụng công nghệ trong điều hành taxi và tính cước vận tải thông qua phần mềm", Bộ GTVT cho biết.
Tuy nhiên, cũng theo Bộ này, qua công tác thanh tra, kiểm tra, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi còn tồn tại một số vấn đề.
Đơn cử là việc không cung cấp được danh sách lái xe và số lượng phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị.
Một số đơn vị có Giấy phép kinh doanh vận tải nhưng không xin cấp phù hiệu cho xe hoặc hợp đồng thêm phương tiện ngoài danh sách xe đã đăng ký, lái xe không có hợp đồng lao động ký với đơn vị kinh doanh vận tải.
Phương tiện thí điểm tăng nhanh, tăng áp lực giao thông?
Theo Bộ GTVT, sau 2 năm ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải theo Quyết định 24, hiện tại có 4/5 địa phương chính thức tham gia thí điểm gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa và TP HCM.
Cả nước có 10 đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng để thực hiện Hợp đồng vận tải điện tử triển khai các Đề án thí điểm theo quy định tại Quyết định số 24/QĐ-BGTVT.
"Một số địa phương không thuộc diện thí điểm nhưng Grabtaxi có triển khai cung cấp dịch vụ cho các đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi", Bộ này cho biết thêm.
Được biết, hiện ở TP HCM có 21.601 xe tham gia thí điểm; Hà Nội có 15.046 xe; Quảng Ninh có 62 xe tham gia thí điểm; Khánh Hòa có 100 xe tham gia thí điểm.
"Theo đánh giá của Sở GTVT TP HCM, trước năm 2015, khi các ứng dụng phần mềm như Uber, Grab… chưa có mặt tại Việt Nam thì loại hình kinh doanh vận tải theo hợp đồng đối với xe ô tô 9 chỗ trở xuống hầu như không có trên địa bàn.
Từ năm 2015 đến nay, lượng xe ô tô 9 chỗ trở xuống tham gia kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng không ngừng phát triển", Bộ GTVT cho biết.
Bộ này cũng nhận định do tính hữu ích của phần mềm điều hành và ưa thích sử dụng của hành khách đến cầu tăng, đồng nghĩa tăng về cung vận tải dẫn đến số lượng phương tiện tăng nhanh.
"Đây là điều tất yếu, song cũng đặt ra khó khăn trong công tác quản lý tổ chức giao thông", Bộ GTVT nhận định.
Mới đây nhất, các Hiệp hội Taxi trong nước cũng cho rằng việc các phương tiện phát triển nhanh chóng, bất thường gây ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông là điều không tránh khỏi.
"Sự cởi mở quá mức về điều kiện kinh doanh cho loại hình xe hợp đồng điện tử dẫn đến việc các địa phương không thể kiểm soát do không có đặc điểm rõ ràng.
Xe Grab như xe mù, xe dù chạy đầy đường nhưng TTGT và CSGT không thể nhận dạng và phân biệt để kiểm tra", các Hiệp hội Taxi cho biết thêm.
Di Linh
Theo Đời sống & Pháp lý