Sự hình thành và phát triển của máy bộ đàm cầm tay

Máy bộ đàm đã được nhóm kỹ sư gồm Donald L. Hings, Alfred J. Gross, và các kỹ sư tại Motorola phát triển đầu tiên trong thời chiến tranh thế giới thứ hai. Thiết bị được phát minh nhằm phục vụ cho quân đội trong các cuộc chiến, nó được các đoàn bộ binh, pháo binh sử dụng là chủ yếu.

Máy bộ đàm cầm tay tuy khoảng cách liên lạc không được xa như điện thoại, nhưng bộ đàm có khả năng hoạt động được cả trong các môi trường sóng yếu mà điện thoại không thể sử dụng được.

Máy bộ đàm cầm tay

Lịch sử

Máy bộ đàm được phát triển trở thành loại thông tin liên lạc tại thế chiến thứ 2 do quân đội Mỹ phát triển. Thiết bị thu phát sóng radio được một đội ngũ các kỹ sư sản xuất tại công ty sản xuất Galvin (là công ty Motorola hiện nay) năm 1940. Nhóm nghiên cứu bao gồm Dan Noble - người định hình thiết kế sử dụng điều chế tần số, Henryk Magnuski - là kỹ sư tần số radio, Marion Bond, Lloyd Morris, và Bill Vogel.

Sự hình thành

Bộ đàm lúc đầu có kích thước khá to với chiếc SCR-536 được các kỹ thuật sư phát triển lần đầu tiên, máy có ống tai nghe làm bằng chân không, sử dụng nhiên liệu là pin khô điện áp cao.

Quá trình phát triển

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Raytheon phát triển sản phẩm mới có tên AN/PRC-6 để thay thế chiếc bộ đàm đầu tiên SCR-536. Mạch của AN/PRC-6 hiện nay sử dụng 13 ống chân không thu phát, có thể thay đổi tần số khác nhau bằng cách thay thế tinh thể và điều chỉnh lại máy. AN/PRC-6 được sử dụng ăng ten râu dài 24 inch, có dây đeo khi hoạt động, có chế độ cầm tay tùy chọn kết nối với thân bằng cáp 5-foot.

Giữa năm 1970 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã phát triển AN/PRC-68 và được cấp cho lính thủy đánh bộ và được quân đội Mỹ sử dụng.

Phân loại bộ đàm

- Phân loại theo tần số MF/HF,UHF,VHF: bạn hoàn toàn có thể phân biệt được nhờ thông số được ghi trên vỏ máy bộ đàm.

- Dựa theo tính cơ động gồm có: Loại cầm tay, loại lưu động, loại trạm cố định.

- Theo từng lĩnh vực sử dụng: Hàng không, đường bộ, trên biển, mỗi loại đều có đặc tính riêng nhưng đều chung một cách thức hoạt động.

- Theo mức độ kết nối: Thông thường và trung kế, Đa vùng và đơn vùng.

- Theo công nghệ: Kỹ thuật số và kỹ thuật tương tự, hiện nay chủ yếu theo kiểu kỹ thuật số là chủ yếu.

- Phân loại theo thương hiệu sản phẩm: các dòng máy bộ đàm có thương hiệu lớn như Motorola, Kenwood, ICOM, Ventex, Hypersia… là các dòng máy được đa số người sử dụng tin dùng vì chất lượng cũng như giá thành sản phẩm khá tốt.

Các ngành nghề sử dụng bộ đàm

Quân đội

Bộ đàm được quân đội sử dụng trong các cuộc tập trận, huấn luyện binh sĩ, các cuộc chiến để các cơ quan đưa ra các thông báo quan trọng. Các tần số vô tuyến luôn được bảo mật tuyệt đối để kẻ thù không thể theo dõi hay nghe lén.

Đài phát thanh

Bộ đàm được sử dụng trong đài phát thanh khi các phát thanh viên cùng các thành viên trong ekip có thể nói chuyện, liên lạc được thông tin đến với nhau nhanh nhất, thuận tiện nhất và tiết kiệm thời gian.

Bảo vệ

Hiện nay ở các tòa nhà lớn, bảo vệ thường được trang bị bộ đàm để tiện liên lạc với nhau, hỗ trợ nhau một cách nhanh nhất khi có sự cố.

Tuần tra công an, biên phòng, biên cương đảo

Các buổi tuần tra sẽ được thực hiện nhanh và chuẩn xác nhất khi các đồng chí có bộ đàm hỗ trợ. Ngoài ra chỉ có bộ đàm mới có thể liên lạc được ở những nơi địa hình phúc tạp như rừng sâu, biển lớn, những nơi sóng điện thoại không thể tới được.

Công trình xây dựng

Các kỹ sư hiện nay được trang bị bộ đàm để liên lạc với các công nhân, họ có thể điều khiển công việc từ xa mà không cần nói quá to.

Các dàn khoan ngoài biển

Ngoài biển khơi làm việc trên các dàn khoan lớn thì bộ đàm không thể thiếu được, nó giúp các thợ khoan dầu mỏ có thể liên lạc công việc với nhau một cách đơn giản, thuận tiện.

Các tàu đánh cá ngoài biển

Các tàu đánh cá ngoài biển luôn phải được trang bị máy bộ đàm để các thuyền viên liên hệ với nhau và liên hệ về đất liền thông qua bộ đàm để biết chính xác thông tin thời tiết tránh gặp các cơn bão lớn có thể đe dọa tính mạng.

Bộ đàm đi phượt

Các đoàn phượt đông, nhiều thành viên tham gia, các đội trưởng sẽ phải chia thành nhiều tốp khác nhau, để dễ quản lý mỗi nhóm sẽ có một đội trưởng, các thành viên trưởng nhóm sẽ liên lạc với nhau qua bộ đàm.

Các hầm khai thác than

Trong lòng đất sẽ không có sóng điện thoại, sóng vô tuyến thì sẽ có nên việc sử dụng bộ đàm để vào các hầm mở là điều vô cùng cần thiết để liên lạc với thế giới bên ngoài một cách thuận tiện nhất.

Các sự kiện, giải trí

Sử dụng bộ đàm trong các sự kiện giải trí, đó là cách họ sử dụng để liên lạc với nhau, mỗi bộ hận sẽ có tần số khác nhau.

Bộ đàm taxi

Các hãng taxi hiện nay đều phải sử dụng bộ đàm để có thể liên lạc được với nhau.

Với những thông tin ở trên chắc bạn đã hiểu rõ được lịch sử hình thành và phát triển của bộ đàm cùng ứng dụng của bộ đàm trong các ngành nghề khác nhau. Nếu còn bết cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

KBC Việt Nam cung cấp các loại máy bộ đàm chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng như KBC, Motorola, ICOM, Kenwood,... Chúng tôi là nhà phân phối chính thức của các thương hiệu máy bộ đàm nên đảm bảo hàng chính hãng, có xuất xứ rõ ràng.