Vai trò của anten bộ đàm trong liên lạc

Máy bộ đàm nào cũng phải có anten mới liên lạc với nhau rõ ràng được. Với những chiếc bộ đàm không dùng anten để liên lạc rất dễ bị hỏng hay gặp trục trặc khác. Chính vì vậy, vai trò của anten rất quan trọng trong việc liên lạc của máy bộ đàm.

Anten của máy bộ đàm

Anten của máy bộ đàm được thiết kế nhằm mục đích gửi và nhận những tín hiệu vô tuyến điện. Anten nhận thông tin, sau đó chuyển đổi sóng điện từ thành dòng điện tần số radio. Lúc anten gửi chúng chuyển dòng điện tần số vô tuyến sang thành sóng vô tuyến điện để loa phát ra âm thanh.

Phân loại anten bộ đàm

Anten máy bộ đàm được phân theo 2 loại chính theo tần số là VHF, UHF:

Anten với tần số VHF: Phạm vi băng tần VHF là 30MHz – 300MHz, bước sóng 10m – “. UHF” 1m, dành cho bộ đàm thương mại từ 136-174 MHz. Dải tần số UHF cho bộ đàm thương mại là giữa 400-512 MHz.
Anten với tần số UHF: Dải tần số UHF băng tần là 300MHz – 3000MHz, bước sóng 1m – “. UHF” 0.1m

Hiệu suất làm việc của anten bộ đàm

Hiệu suất làm việc của anten bộ đàm liên quan đến khoản cách và vòng phủ sóng:

– Với mỗi tần số cụ thể sẽ tạo ra 1 bước sóng nhất định. Tấn số thấp tạo ra những bước sóng dài và ngược lại.

– Máy bộ đàm hoạt động tốt hơn khi anten có kích thước tương đối gần với bước sóng. Có nghĩa là nếu anten dài 2.14m cung cấp chất lượng thu phát tốt nhất với loại bước sóng dài từ 1.5 – 3m

– Anten máy bộ đàm cũng có thể có chiều dài phân đoạn của các bước sóng vẫn có thể thu – phát tốt.

– Với những dòng máy bộ đàm cầm tay thì ưu tiên sử dụng những anten ngắn. Bởi chúng giúp bộ đàm nhỏ gọn hơn. Đồng thời không bị vướng víu trong nhiều hoạt động.

– Anten có rất nhiều loại kích thước khác nhau, chúng hoạt động xoắn quanh một trục tạo nên 1 hình dạng ngắn hơn. Những loại anten này đều có hiệu suất như nhau trong tất cả các trường hợp và điều kiện môi trường khác nhau.

– Với hiệu suất cao hơn, người dùng phải kiểm tra tần số mà bạn muốn sử dụng và chiều dài anten sẽ được điều chỉnh phù hợp.