Những lỗi thường gặp khi sử dụng máy bộ đàm và các bước tự khắc phục

Nếu là người sử dụng máy bộ đàm lâu năm bạn cũng sẽ phát hiện ra những lỗi thường gặp này khi sử dụng bộ đàm. Tuy nhiên trong bài viết này Kinh Bắc cũng sẽ mách bạn những bước tự khắc phục sửa chữa máy tại nhà.

Nếu là người sử dụng máy bộ đàm lâu năm bạn cũng sẽ phát hiện ra những lỗi thường gặp này khi sử dụng bộ đàm. Tuy nhiên trong bài viết này Kinh Bắc cũng sẽ mách bạn những bước tự khắc phục sửa chữa máy tại nhà. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ với đội ngũ kỹ thuật tại Kinh Bắc nếu có nhu cầu sửa chữa.

- Dịch vụ sửa máy bộ đàm: http://kinhbacjsc.vn/dich-vu-mien-phi

Phạm vi liên lạc thấp

Diện tích phủ sóng chỉ ra các khu vực nơi các thiết bị bộ đàm có tín hiệu sử dụng được để có thể liên lạc với nhau một cách rõ ràng. Các tín hiệu có thể sử dụng có nghĩa là một mức tín hiệu chấp nhận được, cho phép người sử dụng để giao tiếp. Thường thì phạm vi liên lạc sẽ phụ thuộc nhiều vào công suất phát của bộ đàm, bộ đàm công suất càng lớn thì phạm vi liên lạc càng xa và ngược lại. Vậy nên khi mua bộ đàm bạn cũng cần phải xác định nhu cầu phạm vi liên lạc mà chọn cho mình sản phẩm bộ đàm có công suất phát phù hợp nhé!

Lỗi thông tiên liên lạc bị ngắt quãng hoặc rời rạc

Thường khi giao tiếp qua bộ đàm thì người bên cạnh bạn cũng có thể nghe được nội dung cuộc trò chuyện nhưng những trường hợp đặc biệt như bạn đang ở công trường ồn ào, đang điều phối 1 sự kiện nào đó thì chắc chắn việc nghe của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bạn nên lựa chọn những máy bộ đàm có khả năng lọc tạp âm như bộ đàm kenwood, bộ đàm ICOM…hoặc đeo tai nghe để có thể nghe được rõ nhất thông tin của người gửi. Vì hơn ai hết những bạn là người hiểu nhất tầm quan trọng của việc dùng điều phối các hoạt động quan trọng như vậy

Bộ đàm bị nghe lén hoặc bị mất tín hiệu

Trên thị trường những hãng bộ đàm cao cấp có thể cho ra đời một số dòng sản phẩm có tần số riêng tuy nhiên có nhiều trường hợp những dòng sản phẩm có tần số trùng với nhau dẫn đến tính trạng có thể bị nghe lén hoặc tín hiệu của cuộc nói chuyện khác xen vào cuộc trò truyện của chính bạn. Về vấn đề này thì các nhà sản xuất đã cho ra đời thêm nhiều kênh sóng riêng cho riêng mình. Hoặc nếu như bạn làm một công việc đòi hỏi tính bảo mật cao thì bạn nên lựa chọn đăng ký riêng một tần số cho mình tuy nhiên về vấn đề này sẽ mất thêm chi phí.

>>> 

Khi dùng bộ đàm trong những hầm mỏ hay thang máy thường xuyên bị mất tín hiệu

Điều này không phải là ít gặp bởi với những máy móc hiện đại như điện thoại di động cũng có thể bị mất. Cho nên bạn đừng lo lắng và vội vàng đổi lỗi cho bộ đàm của mình bị hư hỏng. Đây là do tín hiệu sóng bị chặn lại bởi quá nhiều lớp vật cản dẫn đến phạm vi liên lạc bị giảm. Tuy nhiên, sau khi sử dụng một thời gian mới xảy ra hiện tượng mất liên lạc như trên thì bạn nên kiểm tra pin bộ đàm của bạn đầu tiên. Nếu bộ đàm của bạn sử dụng quá lâu rồi thì chất lượng pin sẽ không còn được như trước, bạn nên mua một cái mới và phù hợp với chiếc bộ đàm của bạn. Nếu bộ đàm và pin của bạn là mới, và bạn cần một khoảng cách xa hơn, bạn có thể xem xét sử dụng trạm lặp tiếp sóng để khuếch đại sóng giúp tín hiếu sóng có thể truyển đi xa hơn và khả năng xuyên tầng cũng tốt hơn, đàm bảo việc liên lạc trở nên dễ dàng hơn.

CÁC BƯỚC KIỂM TRA MÁY BỘ ĐÀM KHI BỊ SỰ CỐ

Bộ đàm là thiết bị thu phát sóng vô tuyến đơn công với chiều phát (TX) và chiều thu (RX) được tách biệt độc lập khi sử dụng. Nghĩa là khi thiết bị đang phát thì không thể thu và ngược lại.

Để kiểm tra sơ bộ khi thiết bị có sự cố, người sử dụng nên chú trọng về vấn đề này, nếu các lỗi cơ bản này không khắc phục được vui lòng mang thiết bị đến trạm bảo hành đo kiểm và sửa chữa.

Các bước cơ bản sau:

Kiểm tra nguồn sạc

Nguồn cấp điện là bộ phận quan trong của bộ đàm, điện áp để thiết bị hoạt động từ 10.6 đế 15.6 VDC, khi tín hiệu thoại không ổn định, dùng đồng hồ VOM để kiểm tra điện áp nguồn.

Kiểm tra bình ắc quy

Bình ắc quy là bộ phận nguồn dự phòng, điện áp ổn định 12 VDC, khi bình đói nguồn tự động sạc để duy trì dung lượng, trong một số trường hợp nguồn hư chức năng sạc hoặc bình lâu ngày bị hư kéo nguồn hư theo. Hãy cách ly bình ra khỏi nguồn dùng VOM để kiểm tra điện áp, dưới 10 VDC phải đưa bình đi sửa chữa, bảo trì.

Đối với máy cầm tay kiểm tra điện áp pin sạc, pin dưới 5 VDC thiết bị không phát được.

Kiểm tra micro khi để máy gần

Khi máy A nói mà máy B không nghe được, micro có thể hư phím bấm (PTT) hoặc jack RJ45

Đối với máy cầm tay kiểm tra tổ hợp phiếm bấm bên hông (PTT) nếu bấm phát đèn TX không sáng đồng nghĩa với hư PTT

Kiểm tra công suất thu, phát giữa hai máy

Khi tín hiệu thoại không tốt, kiểm tra sơ bằng cách dùng hai máy thu phát qua lại với nhau, cự ly từ gần đến xa, nếu máy bình thường liên lạc xa nhưng thử cách này vẫn không đi được có thể máy hư công suất, phần phát, máy nghe không được có thể hư loa, phần thu.

Bình thường màn hình sẽ hiện lên ở các chế độ

  • RX:              Hiện lên khi đang ở chế độ thu
  • TX:              Hiện lên khi đang ở chế độ thu

Nếu không hiển thị cài đặt thu, phát theo hướng dẫn sử dụng.

Kiểm tra kênh tần số

Một lỗi cơ bản nhưng thường gặp là kiểm tra kênh tần số đang sử dụng, nếu gọi mà đầu cối không nghe được vui lòng xem kênh mình chọn đúng danh định chưa.

Kiểm tra jack anten

Đầu nối anten lâu ngày thường bị oxi hóa, hãy kiểm tra, siết chặt. Tiếp xúc không tốt cũng làm máy thu phát không được

>>> Anten bộ đàm Kenwood chính hãng: http://kinhbacjsc.vn/anten-may-bo-dam-kenwood

Kiểm tra volume

Lỗi này thường xảy ra khi thay đổi ca trực, trực qua đêm. Có thể người trực trước vặn nhỏ hết cỡ volume, người sau vào thay nhìn máy hoạt động nhưng không nghe được.

Máy bị xè, rồ

Đặt mức âm lượng và mức cắt nhiễu.

➥Sử dụng chức năng Squelch để làm câm tiếng nhiễu nếu cần. sau khi nhấn [SQL] trong 1 giây, ta nghe thấy tiếng rồ.
   ➥ Nhấn [SQL] trong 1 giây và quay volume để điều chỉnh mức âm lượng vừa đủ nghe.
➥Quay [SQL] theo chiều kim đồng hồ cho tới khi tiếng ồn vừa biến mất.